Bragi

Bragi – tranh của Asfodelo

Thần thơ ca. Bragi là con trai của Óðinn với người khổng lồ Gunnlöð. Bragi là nhà thơ chính của Óðinn, và được đồn là rất khôn ngoan vì trên lưỡi thần có khắc các chữ cổ ngữ rune. Bragi là chồng của Iðunn – nữ thần mùa xuân và tuổi trẻ. Bragi cũng là thần hùng biện và là thần bảo trợ cho những người hát rong trong thần thoại Bắc Âu cổ. Thần tạo cảm hứng thi ca cho con người bằng cách cho họ uống món rượu mật ong thi ca. Tên của Bragi thường được liên hệ với bragr – từ tiếng Bắc Âu có nghĩa là “thi ca”. Người ta tuyên thệ trên Bragarfull (“chén của Bragi”) và uống từ chén đó để tỏ lòng kính trọng một vị vua đã khuất. Trước khi một vị vua kế vị ngai vàng, ông ta phải uống từ một cái chén như vậy.

BragiHermóðr đón tiếp – khuyết danh

Trong Hákonarmál, Bragi đang ở trong Valhalla với Óðinn khi Óðinn bảo thần ra ngoài và cùng Hermóðr đón mời Hákon vào khi Hákon đến nơi. Bragi cũng ở Valhalla bên cạnh Óðinn trong Eiríksmál, và Óðinn nói Bragi là “người biết rõ mọi việc nhất”. Trong Gylfaginning, Snorri miêu tả Bragi là “nổi tiếng vì trí tuệ, đặc biệt là sự trôi chảy trong lời nói và khả năng sử dụng từ ngữ.” Bragi là một trong hai người phát ngôn (người kia là Ægir) trong cuộc đối thoại có tên Skáldskaparmál (“Ngôn ngữ thi ca”, thuộc tập Edda của Snorri) kể về rất nhiều câu chuyện của các vị thần cũng như loài người.

Bragi ngồi chơi đàn harp, với Iðunn đứng bên cạnh (1846) – tranh của Nils Blommér

Trong Lokasenna, Bragi đầu tiên ngăn không cho Loki vào đại sảnh của Ægir, nhưng đã bị Óðinn bác bỏ. Loki bước vào và chào tất cả các thần, ngoại trừ Bragi. Để làm hòa, Bragi đề nghị tặng gươm, ngựa và vòng tay cho Loki, nhưng Loki từ chối và cáo buộc Bragi là kẻ hèn nhát nhất, sợ phải chiến đấu nhất trong số các thần Æsiryêu tinh có mặt trong sảnh. Lời qua tiếng lại, khi nữ thần Iðunn, vợ của Bragi, cố gắng xoa dịu thần, Loki buộc tội nàng đã chung sống với kẻ từng giết anh em trai của mình. Không có một tài liệu nào khác nói đến chuyện này, nên có thể Bragi đã từng giết anh/em trai của Iðunn.

Loki trêu chọc Bragi (1908) – tranh của W.G. Collingwood

Bragi còn được gọi là vị thần Áss râu dài. Có một người hát rong thế kỉ thứ 9 tên là Bragi Boddason, và nhiều người tin là có thể những nhà văn thế hệ sau đã nâng ông ta lên hàng các vị thần. Những người khác lại nghĩ rằng Bragi là một gương mặt khác của Óðinn.

Bragi bên đàn harp – tranh của Carl Wahlbom


Bragi – khuyết danh


BragiIðunn – khuyết danh


BragiIðunn (1895) – tranh của Lorenz Frølich